Kiến thức cần biết về an toàn điện (ATĐ)

An toàn điện là gì? Các tác hại do điện giật gây ra và các biện pháp an toàn cần trang bị cho bạn, đặc biệt đối với ai thường xuyên tiếp xúc với điện!

Các khái niệm chung

An toàn điện là gì?

An toàn điện là các quy tắc – quy định được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người và hệ thống điện.

Điện giật là gì?

Điện giật là tình trạng xuất hiện dòng điện chạy qua người. Điện giật gây ra những phản ứng sinh học làm ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, gây bỏng thậm chí tử vong cho người bị nạn.

Tác hại khi bị điện giật

Tác động sinh lý

Co giật của cơ bắp, đặc biệt là cơ phổi, cơ tim, có thể làm ngừng trệ cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn và gây chết người.

Gây tổn thương cơ thể sống

Trường hợp bị điện giật chưa tới mức chết người nhưng có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh, hệ tuần hoàn như làm rối loạn chức năng của các hệ, giảm sút trí nhớ, tê liệt một phần hệ thần kinh, ảnh hưởng cơ quan tạo máu,…

Trường hợp chạm phải điện áp cao sẽ bị chết ngay tức khắc và có thể bị chết do cả tác động kích thích của dòng điện kết hợp với tác động cơ học gây chấn thương như bị ngã, rơi từ trên cao xuống…

Nguyên nhân bị điện giật

  • Trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng, sửa chữa công trình điện chưa tốt.
  • Vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn, đóng điện khi có người đang sửa chữa, thao tác vận hành thiết bị không đúng quy trình…
  • Xem thường sự nguy hiểm của điện khi thao tác, vận hành hệ thống điện ở cấp điện áp hạ thế (≤ 1000V) – 220/380V. Ở cấp điện áp này người vận hành tiếp xúc nhiều nhất.
  • Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân khác, bạn tham khảo bảng phân tích thống kê nguyên nhân bị điện giật:
Thống kê nguyên nhân bị điện giật

Thống kê nguyên nhân bị điện giật

Yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng người bị điện giật

Cường độ dòng điện đi qua người

Cường độ dòng điện đi qua người phụ thuộc vào một số yếu tố chính như:

  • Tổng trở người ( điện trở thân người, điện trở da, tình trạng sức khỏe hiện thời…)
  • Điện áp tiếp xúc ( càng cao càng nguy hiểm )
  • Diện tích tiếp xúc ( diện tích tiếp xúc càng lớn càng nguy hiểm )
Tác hại của dòng điện tới người bị điện giật

Tác hại của dòng điện tới người bị điện giật

Điện trở ảnh hưởng đến mức độ điện giật

Điện trở ảnh hưởng đến mức độ điện giật

Thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc càng lâu, điện trở thân người càng bị giảm thấp hơn do quá trình phân hủy lớp da và hiện tượng điện phân trong cơ thể.

Ảnh hưởng của thời gian tới người bị điện giật

Ảnh hưởng của thời gian tới người bị điện giật

Đường đi của dòng điện qua người bị điện giật

Đường đi của dòng điện xác định tỉ lệ dòng điện qua tim là bao nhiêu, bạn có thể theo dõi bảng thực nghiệm sau:

Đường đi của điện ảnh hưởng đến người bị điện giật

Đường đi của điện ảnh hưởng đến người bị điện giật

Yếu tố khác

  • Tần số dòng điện
  • Loại nguồn điện (AC hay DC)
  • Môi trường xảy ra điện giật…

Các bước sơ cứu người bị điện giật

Bước 1: Cách ly người bị nạn khỏi nguồn điện: Cắt cầu dao, CB hoặc dùng vật cách điện lấy dây điện ra khỏi nạn nhân…

Bước 2: Nếu nạn nhân bị ngất, cần cấp cứu tại chỗ sau 1-2 phút bằng các biện pháp hô hấp nhân tạo.

Bước 3: Gọi cứu thương và đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bước 4: Cùng cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân tai nạn, tìm biện pháp để khắc phục nguyên nhân gây tai nạn, tránh phát sinh lại, lập hồ sơ báo cáo một cách trung thực.

Lưu ý: Đối với nguồn điện áp > 1000 Volt, cần khẩn cấp báo cho người có trách nhiệm và chuyên môn để có biện pháp xử lý đúng an toàn điện.

Biện pháp an toàn điện

Biện pháp tổ chức quản lý

Các biện pháp này rất quan trọng vì chúng góp phần rất lớn đến việc hạn chế tai nạn đảm bảo an toàn điện. Bao gồm:

  • Quy định trách nhiệm của giám đốc hoặc người đứng đầu.
  • Quy định về vận hành, thủ tục giao nhận ca.
  • Quy định về quản lý hồ sơ trang bị và cung cấp điện.
  • Quy định về tổ chức kiểm tra, về chế độ phiếu công tác, chế độ giám sát.

Biện pháp kỹ thuật

  • Chống chạm vào bộ phận mang điện ( bọc cách điện, che chắn, giữ khoảng cách an toàn…)
  • Chống chạm điện vào các bộ phận bình thường không mang điện: Do nhiều nguyên nhân khác nhau các thiết bị điện có thể bị chạm điện ra vỏ dẫn đến sự cố – tai nạn. Biện pháp an toàn: Dùng mạch điện cách ly, nguồn điện áp thấp, nối đất thiết bị – hệ thống, sử dụng thiết bị bảo vệ chống dòng rò và bảo vệ các sự cố điện khác.
  • Đối với đối tượng làm việc hoặc phải tiếp xúc với hệ thống điện cần trang bị dụng cụ bảo hộ và dụng cụ cá nhân.
  • Đối với nhân viên lắp đặt, sửa chữa điện, ngoài những trang bị bảo hộ lao động thông thường, cần được trang bị các thiết bị bảo hộ đặc chủng khác như găng tay cách điện, giày/ủng cách điện, vòng đeo ngắn mạch, … nhất là khi làm việc với điện trung và cao thế.
  • Dụng cụ – đồ nghề dành cho ngành điện cũng có những đặc điểm riêng như: tay cầm phải được bọc cách điện ( hoặc được làm bằng vật liệu cách điện) không thấm nước, không trơn trượt.

Quy trình an toàn điện khi sửa chữa điện

  1. Ngắt điện (ngắt CB, MCCB, …, ngắt luôn cầu chì – nếu có)
  2. Treo biển báo “cấm đóng điện” hay một loại biển tương tự.
  3. Nếu bảng cấp điện đó nằm xa tầm mắt so với điểm sửa chữa thì phải cử một người ở lại bảng điện đó để giám sát. Nếu không có người thì tìm biện pháp nào đó “khóa” CB, MCCB đã ngắt điện đó. (dùng chốt, ổ khóa, băng keo, giấy dán, …) hay khóa luôn cả tủ điện đó lại.
  4. Xả điện thiết bị điện – đường dây điện cần sửa chữa (vì có thể đường dây đó có các tụ điện, hay tồn tại điện dung tích điện do đường dây dài )
  5. Cách ly nguồn vào

Sau khi tiến hành xong các thao tác trên ta mới chính thức tiến hành sửa chữa.

>>> Chuyên mục tham khảo: Kiến thức điện

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về thiết bị dịch vụ vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter

 

Sẻ chia cùng cộng đồng!

Leave a Reply

error: Content is protected !!