Cách tính công suất mua ổn áp gia đình

Điện yếu (sụt áp) là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng và giảm hiệu suất thiết bị điện. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 1 số dấu hiệu để nhận biết điện yếu, cách khắc phục điện yếu. Bài viết còn nêu lên cách tính công suất mua ổn áp gia đình, cách đấu nối và một số lưu ý về sử dụng ổn áp.

Video hướng dẫn cách tính công suất mua ổn áp gia đình + cách đấu nối ổn áp!

Ổn áp là gì?

Ổn áp là thiết bị không sinh ra điện có tác dụng ổn định điện áp đầu ra cung cấp cho tải tiêu thụ. Để điện áp ra ổn định, các phần tử trong mạch ổn áp thực hiện điều chỉnh điện áp tự động bằng phản hồi. Điện áp đầu ra được so với điện áp đặt, giá trị điện áp chênh lệch được đưa đến khối điều chỉnh tăng hay giảm nguồn năng lượng cấp ra tải tiêu thụ để duy trì ổn định điện áp đặt.

Khi nào cần sử dụng ổn áp?

Nguyên nhân điện yếu

Như bạn cũng biết, lượng tiêu thụ điện ngày một tăng nếu lượng điện cung cấp từ các nhà máy điện không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng là 1 nguyên nhân dẫn đến điện yếu.

Một nguyên nhân khác, trong quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến người tiêu dùng có sự tổn thất điện năng nhất định do nhiều nguyên nhân gây ra. Đó là một trong số các nguyên nhân dẫn đến sụt áp đường dây gây ra điện yếu. Vấn đề này đã được xem xét và xử lý, tuy nhiên chỉ hạn chế được 1 phần nào đó. Ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa… thì thực trạng này càng thấy rõ hơn!

Bạn có thể tham khảo: Một số cách truyền điện năng đi xa để giảm sụt áp và tổn thất điện năng!

Dấu hiệu nhận biết điện yếu

Dưới đây là 1 số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết điện bị yêu:

  • Điểm dễ nhận biết nhất là bóng đèn (nhất là đèn sợi đốt – bóng đèn vàng thời xưa). Bóng đèn đang sáng bỗng tối rầm lại, hiện tượng này thấy rõ nhất ở khung giờ cao điểm sử dụng điện tầm 6, 7 giờ tối.
  • Nếu bạn ở vùng nông thôn thì máy bơm nước sẽ cho bạn thấy rõ điều này. Khi điện yếu máy bơm nước sẽ không bơm được nước, hoặc bơm kêu to và nước bơm lên rất chậm!
  • Tủ lạnh lâu đông đá và không mát: Để tủ lạnh hoạt động thì lốc máy cần có một nguồn điện lớn giúp thiết bị có thể hút nhiệt từ bên trong tỏa nhiệt ra ngoài và từ bên trong ra giàn nóng. Khi nguồn điện cung cấp không đủ thì lốc máy sẽ không thể phát huy được hiệu quả, dẫn tới hệ thống tủ lạnh không còn khả năng làm mát. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn xảy ra thì lốc máy của tủ lạnh có thể bị hư hỏng hoàn toàn.
  • Điều hòa bật mãi không mãi hoặc cục nóng kêu lâu và rất to. Trong cục nóng của điều hòa có động cơ, khi điện yếu không đủ áp cho động cơ hoạt động dẫn đến giảm công suất thiết bị. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hỏng hóc thiết bị.
  • Quạt quay chậm và đầu quạt sờ rất nóng.
  • Nồi cơm điện cắm bị sống, phải dùng bếp ga đun lại mới ăn được…

Cách khắc phục điện yếu

Một trong các cách khắc phục điện yếu là sử dụng ổn áp để đảm bảo ổn định điện áp (ở Việt Nam là điện áp ổn định cho các thiết bị điện thường là 220 VAC) cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện. Điện áp ổn định giúp cho các thiết bị điện hoạt động bình thường, hiệu suất được tối ưu nhất!

Một số ổn áp gia đình thường được sử dụng tại Việt Nam

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ổn áp khác nhau, tuy nhiên đối với các hộ gia đình thì loại ổn áp 1 pha được sử dụng nhiều nhất với công suất dao động từ 0.5 KVA đến vài chục KVA. Điện áp vào có thể dao động tùy thuộc vào khu vực, ví dụ như: 150V-250V, 90V-250V, 50V-250V…

Hai hãng sản xuất ổn áp được sử dụng nhiều tại Việt Nam phải kể đến như: ổn áp LIOAổn áp STANDA.

Ổn áp liao

Ổn áp LIOA

Ổn áp Standa

Ổn áp Standa

Cách tính công suất mua ổn áp

Để chọn cho gia đình 1 ổn áp phù hợp, bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây: Một hộ gia đình có các thiết bị điện cơ bản như sau:

Các thiết bị điện gia đình

Các thiết bị điện gia đình

Đầu tiên, chúng ta cần tính công suất của các thiết bị thường được sử dụng trong gia đình (Công suất thường được ghi trên sản phẩm):

  • 5 bóng đèn = 5 x 20 W
  • 1 ti vi = 1 x 135 W
  • 1 tủ lạnh = 1 x 300 W
  • 1 nồi cơm điện = 1 x 700 W
  • 2 quạt điện = 2 x 40 W
  • 1 điều hòa nhiệt độ = 1 x 1.5 HP ~ 1125 W
  • 1 bình nóng lạnh = 1 x 2500 W
  • 1 máy giặt = 1 x 300 W
  • 1 động cơ = 1 x 750 W…

Lưu ý: Trong trường hợp các thiết bị điện không đồng thời sử dụng, chúng ta có thể chọn ổn áp có công suất nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo không quá tải. Cần lưu ý dự phòng các thiết bị phát sinh mới để đảm bảo đủ công suất ổn áp sau này.

Tổng công suất tiêu thụ là: P = 100+135+300+700+80+1125+2500+300+750 = 5990 (W)

Công suất ổn áp đơn vị là (KVA), nên ta phải chia công suất trên cho hệ số công suất. Hệ số công suất trung bình ta có thể lấy là 0,8. Vậy: S = 5990 / 0.8 ~= 7,5 (KVA)

Xét đồ thị giới hạn công suất ra ở điện áp vào ( đồ thị này tùy thuộc vào nhà sản xuất và mã thiết bị):

Đồ thị giới hạn công suất ra ở điện áp vào

Đồ thị giới hạn công suất ra ở điện áp vào

Giả sử điện áp nhà bạn lúc sụt áp xuống khoảng 150V, khi đó xét theo đồ thị trên (dùng riêng cho đường ra 220V) ta thấy với điện áp vào là 150V thì công suất ra ~ 85 %. Vậy công suất ổn áp cần chọn là: S (ổn áp) = 7,5 / 85% ~= 8,8 (KVA). Ta cần chọn ổn áp bằng hoặc lớn hơn gần nhất với con số 8,8. Ví dụ ổn áp LIOA 1 pha 10 KVA

Đấu nối ổn áp

Không giống như thế hệ ổn áp thời xa xưa “súp vôn tơ”, tất cả các máy ổn áp hiện nay trên thị trường đều là máy tự động ổn áp, hoạt động tự động 100% không cần tác động của con người. Vì vậy để đấu nối ổn áp rất đơn giản, quan trọng là bạn cần tính toán công suất tải phù hợp để tránh quá tải cho ổn áp, bạn có thể quan sát cách đấu nối như sau:

Đấu nối ổn áp

Đấu nối ổn áp + cách tính công suất mua ổn áp

Lưu ý: Việc lựa chọn dây dẫn đấu nối cho ổn áp và thiết bị điện cũng rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn: Cách chọn tiết diện dây dẫn điện 1, 3 pha theo công suất.

Một số lưu ý khi sử dụng ổn áp

Ngày nay bạn không cần mất thời gian điều chỉnh ổn áp nhờ sự tự động của các dòng sản phẩm mới, bạn chỉ cần đấu nối đúng là xong. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Cần lưu ý kỹ cách tính công suất mua ổn áp
  • Không di chuyển ổn áp khi ổn áp đang hoạt động
  • Tránh để nước hoặc chất lỏng khác chảy vào thiết bị.
  • Máy ổn áp chỉ ổn định điện áp chứ không sinh ra điện năng. Vì vậy khi điện áp lưới càng giảm thì công suất máy cũng giảm theo. Khi đó cần giảm tải để tránh quá tải cho thiết bị.
  • Thường xuyên vệ sinh bảo trì, bảo dướng thiết bị để chúng luôn hoạt động tốt.
  • Sử dụng ổn áp sẽ tiêu tốn 1 lượng điện năng nhất định tuy nhiên không đáng kể. Ổn áp có công suất càng lớn thì càng tiêu tốn nhiều điện năng.

Chuyên mục tham khảo: Kiến thức điện

Bài viết tham khảo: Tổng hợp kiến thức về công suất – hệ số công suất bạn cần biết!

Bài viết tham khảo: Tổng hợp kiến thức về dòng điện và điện áp!

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về thiết bị dịch vụ vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter

Sẻ chia cùng cộng đồng!

Leave a Reply

error: Content is protected !!