Tổng hợp kiến thức về công suất bạn cần biết!

Tổng hợp kiến thức về công suất bạn cần biết! Các khái niệm về công suất tiêu thụ, phản kháng, biểu kiến, hệ số công suất cos phi? Các công thức tính công suất điện 1 pha và 3 pha? Cách bù công suất phản kháng và cách tính điện năng tiêu thụ…

Các khái niệm về công suất

Công suất là gì?

Công suất ( từ viết tắt trong tiếng Anh “Potestas” ) là một đại lượng đặc trưng cho công (hoặc năng lượng) biến đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Công suất có thể phân ra công suất cơ (trong chuyển động đều và chuyển động quay ) và công suất điện. Vì đặc thù kiến thức điện công nghiệp, mình sẽ đi sâu hơn về các khái niệm xoay quanh công suất điện nhé!

Công suất tiêu thụ điện

Công suất tiêu thụ điện (Kí hiệu là P) là công suất có ích, phần điện năng trong mạch điện biến đổi thành năng lượng có ích. Công suất tiêu thụ điện thường được ghi trên các thiết bị (tải) tiêu thụ điện.

Công suất biểu kiến là gì?

Công suất biểu kiến (Kí hiệu là S) hay công suất toàn phần, công suất danh định là công suất lớn nhất bao gồm công suất tiêu thụ và công suất phản kháng. Công suất biểu kiến thường được ghi trên các thiết bị như máy phát điện hoặc nguồn dự phòng UPS…

Công suất phản kháng là gì?

Công suất phản kháng (Kí hiệu là Q) là công suất vô ích, phần năng lượng được chuyển ngược về nguồn cung cấp do sự tích lũy năng lượng trong các phần tử cảm kháng, dung kháng của mạch điện. Công suất này thường được thấy trên các thiết bị bù công suất phản kháng.

Đơn vị của công suất

Đơn vị của công suất tiêu thụ

Công suất tiêu thụ điện (trong hệ đo lường quốc tế): đơn vị Watt ( viết tắt W )- lấy theo tên James Watt một nhà phát minh, kỹ sư người Scotland. Đơn vị khác thường dùng cho công suất động cơ là “mã lực” kí hiệu là HP.

  • 1 W = 1 J/s
  • 1 Mã lực = 1 Ngựa = 1 HP = 0.746 (~ 0.75) kW

KVA là gì?

KVA là đơn vị đo của công suất biểu kiến (S) : vôn-ampe, với K là bội số của đơn vị. VD 1 KVA = 1000VA

KVAr là gì?

KVAr là đơn vị đo của công suất phản kháng (Q) : vôn-ampe phản kháng, với K là bội số của đơn vị. VD 1 KVAr = 1000 Var

Cách tính công suất điện

Quy tắc tam suất

Quy tắc tam suất

Quy tắc tam suất

Từ quy tắc tam suất công suất, mình sẽ tính toán được các đại lượng. Ở đây mình quy ước hệ số công suất ( cos phi = k ) để dễ viết công thức cho các phần sau nhé!

Công thức tính công suất

S = P + jQ ( với j là đơn vị số ảo)

Quan hệ toán học giữa các thành phần này là một tổng vectơ và thông thường được biểu diễn dưới dạng số phức.

Công thức tính công suất

Công thức tính công suất

Trong đó:

  • S: Công suất biểu kiến ( KVA)
  • P: Công suất tiêu thụ (KW)
  • Q: Công suất phản kháng (KVAr)

Công thức tính công suất điện xoay chiều 1 pha

Công thức tính công suất xoay chiều 1 pha

Công thức tính công suất xoay chiều 1 pha

Trong đó:

  • U: điện áp xoay chiều 1 pha (V). Với điện áp 1 pha ở Việt Nam: U = 220 V
  • I: dòng điện xoay chiều 1 pha (A)

Công thức tính công suất điện xoay chiều 3 pha

Công thức tính công suất điện xoay chiều 3 pha

Công thức tính công suất điện xoay chiều 3 pha

Trong đó:

  • Ud: điện áp xoay chiều 3 pha (V). Với điện áp 3 pha ở Việt Nam: Ud = 380 V
  • Id: dòng điện xoay chiều 3 pha (A). Điện áp dây I1 = I2 = I3

Công thức tính hệ số công suất

Để tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, công thức tính hệ số công suất cos phi, quy tắc bù công suất phản kháng, ý nghĩa của bù công suất phản kháng và cách bù công suất phản kháng…bạn vui lòng tham khảo bài viết sau: Hệ số công suất cos phi – Công thức tính – Bù Q

Quy định về mua công suất phản kháng

Những đối tượng phải mua công suất phản kháng và cách tính tiền mua công suất phản kháng, bạn vui lòng tham khảo bài viết: Quy định về mua công suất phản kháng.

Tính điện năng tiêu thụ

Công thức tính điện năng tiêu thụ điện

A = P x t

Trong đó:

  • A là lượng điện năng tiêu thụ ( đơn vị KWh )
  • P là công suất tiêu thụ điện ( đơn vị KW )
  • t là thời gian phát công suất ( đơn vị h )

Quy đổi: 1 số điện = 1 KWh = điện năng tiêu thụ tương ứng với công suất thiết bị 1000W tiêu thụ trong 1 giờ.

Ví dụ tính toán điện năng tiêu thụ

Giả sử 1 chiếc tủ lạnh có ghi thông số công suất tiêu thụ P = 200 W, tính tiền điện phải trả trong 1 tháng ( 1 số điện = 2000 VNĐ )?

Trả lời:

Điện năng tiêu thụ của tủ lạnh trong 1 ngày là: A1 = 0.2 (KW) x 24 x 1 (H) = 4.8 (KWH)

Số tiền điện phải trả trong 1 tháng là: T = 4.8 (KWH) x 30 (ngày) x 2000 (VND) = 288000 (VND)

>>>Để xem chi tiết giá điện theo biểu mẫu bạn có thể tham khảo bài viết: Biểu mẫu giá điện

>>> Chuyên mục tham khảo: Kiến thức điện

>>> Bài viết tham khảo: Kiến thức tổng hợp về dòng điện – điện áp – định luật Ôm (Ohm )

>>> Bài viết tham khảo: Kiến thức tổng hợp về điện trở, điện trở suất

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về thiết bị dịch vụ vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter

Sẻ chia cùng cộng đồng!

Leave a Reply

error: Content is protected !!