Kiến thức điện tổng hợp về Contactor

Bạn chưa biết khởi động từ (contactor là gì)? Cách phân loại, kí hiệu, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, nguyên nhân cháy contactor và cách khắc phục..? Các hãng sản xuất Contactor được sử dụng hàng đầu tại Việt Nam? Hãy cùng mình theo dõi bài viết này nhé!

Contactor là gì?

Contactor là một thiết bị điện được sử dụng để chuyển đổi mạch điện. Contactor sử dụng nguồn điều khiển mang dòng năng lượng thấp hơn để đóng cắt 1 nguồn điện mang dòng năng lượng lớn. Để dễ hiểu mình đưa ra ví dụ như sau: Contactor sử dụng nguồn điều khiển 24V (dòng < 1A) điều khiển động cơ 3pha 380VAC có công suất lớn 10 KW…

Contactor có nguyên lý hoạt động khá giống relay, tuy nhiên contactor có thể đóng cắt được dòng điện định mức lớn gấp nhiều lần so với relay.

Khởi động từ là gì?

Khởi động từ là một thiết bị điện được sử dụng chuyên dụng để cấp nguồn cho động cơ điện. Nó bao gồm một contactor và thành phần bảo vệ quá dòng, quá tải, sụt áp…

Nhiều bạn hay nhầm tưởng và đánh đồng 2 khái niệm công tắc tơ và khởi động từ, ở đây mình sẽ chỉ ra điểm khác biệt qua công thức đơn giản sau: “Khởi động từ = contactor + relay nhiệt ”. Đây là công thức thường thấy cho khởi động từ, ngoài ra còn 1 số công thức khác mình không đề cập ở bài viết này.

Khởi động từ

Khởi động từ

Phân loại contactor

Để phân loại contactor bạn có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, bài viết này mình sẽ chỉ cho bạn một số cách phân loại chính hay được sử dụng:

Phân loại theo pha

  • Contactor 1 pha
  • Contactor 3 pha
Contactor 1 pha Schneider

Contactor 1 pha Schneider

Contactor 3 pha Siemens

Contactor 3 pha Siemens

Phân loại theo size

  • Size S0, S1,S2, S3, S4, S5, S6… (Size càng lớn thì kích thước và dòng định mức càng lớn)
  • Trong Size có thể phân ra type nhỏ hơn như: S00, S01…
Contactor size S6, S10, S12

Contactor size S6, S10, S12

Phân loại theo cuộn điều khiển

  • Loại cuộn hút AC, DC hoặc AC –DC
  • Mức điện áp điều khiển: 24V, 48V, 110V, 220V, 380V…

Ngoài ra còn 1 số cách phân loại khác như ( contactor chân không, contactor thủy ngân…) dựa theo chức năng làm việc, cấu tạo…

Cấu tạo contactor là gì?

Contactor gồm 3 bộ phận chính: Các tiếp điểm, cuộn hút, vỏ bảo vệ.

Tiếp điểm Contactor

Các tiếp điểm Contactor gồm: Tiếp điểm chínhtiếp điểm phụ.

Tiếp điểm chính hay tiếp “điểm động lực”: là bộ phận mang điện có dòng đóng cắt lớn hơn tiếp điểm phụ. Ở trạng thái bình thường, mặc định tiếp điểm chính là NO (thường hở)

Tiếp điểm phụ: đóng cắt dòng điện nhỏ hơn, thường có 2 loại là NO và NC. Tùy vào mục đích sử dụng mà các Contactor có thể có hoặc không lắp tiếp điểm phụ.

Cuộn hút

Cuộn hút – cuộn dây (hoặc nam châm điện) cung cấp lực để đóng cắt tiếp điểm. Nguồn cấp cho cuộn hút có thể là AC, DC hoặc AC – DC với đa dạng mức điện áp điều khiển khác nhau phụ thuộc vào thiết kế của nhà sản xuất.

Vỏ bảo vệ

Contactor có lớp vỏ bảo vệ làm bằng nhựa chịu nhiệt và các vật liệu cách điện như Bakelite, Nylon… Các contactor khung – hở có thể có thêm một lớp vỏ để bảo vệ chống bụi, độ ẩm, chất dễ cháy nổ…

Ngoài ra 1 số dòng sản phẩm cao cấp có dòng đóng cắt lớn thường có các phụ kiện kèm theo và có thêm bộ phận triệt từ để loại bỏ hồ quang.

Phụ kiện Contactor

Phụ kiện Contactor là gì

Contactor có nguyên lý hoạt động là gì?

Khi cuộn hút được cấp điện ( nguồn điện phù hợp với yêu cầu sản xuất cho từng loại contactor) các tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ (nếu có) sẽ đồng loạt chuyển trạng thái hoạt động. Giả sử NO thành NC, NC thành NO hay đóng thành mở, mở thành đóng. Khi ngừng cấp điện cho quận hút, contactor trở về trạng thái ban đầu lúc chưa hoạt động.

Ở hình minh họa phía dưới gồm cuộn hút A1 A2, 3 cặp tiếp điểm chính NO (L1 T1, L2 T2, L3 T3), 2 cặp tiếp điểm phụ NO ( 13 – 14, 43 – 44) và 2 cặp tiếp điểm phụ NC ( 21 – 22, 31 – 32 ).

Contactor 3 pha 2NO + 2 NC

Contactor 3 pha 2NO + 2 NC

Ứng dụng của Contactor là gì?

Contactor được ứng dụng trong các mạch đóng cắt động lực (dòng đóng cắt vừa và lớn) với tải thường là động cơ. Trong mạch thường kết hợp contactor với các thiết bị khác như relay, biến tần, khởi động mềm, PLC… để tạo thành mạch điều khiển động cơ hoàn chỉnh.

Nguyên nhân cháy Contactor và cách khắc phục

1. Contactor có thể bị cháy vỏ khi quá dòng, tần suất đóng cắt lớn – liên tục sẽ gây cháy tiếp điểm hoặc dính tiếp điểm do hồ quang.

Cách khắc phục: Thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh tiếp điểm contactor, lựa chọn và sử dụng contactor có dòng đóng cắt lớn hơn dòng tiêu thụ của tải. Kiểm tra độ phát nóng của thiết bị đóng cắt để có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Các contactor xoay chiều thường dễ bị cháy cuộn dây. Thông thường do cuộn dây không hút sát, nên mạch từ không kín, dòng cuộn dây tăng cao gây cháy (chủ yếu là do mạch từ và các bộ phận cơ khí bị rỉ sét, nên không trơn tru)

Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra vệ sinh định kì các mạch từ, tiếp điểm, bộ phận cơ khí…

3. Cơ cấu đóng – cắt không hoạt động hoặc hoạt động chập chờn. Nguyên nhân thường do cháy cuộn dây hoặc bộ phận cơ khí ( tay đòn truyền bị kẹt, lò xo bị dãn hoặc co…)

Cách khắc phục: Kiểm tra từng nguyên nhân hư hỏng và loại trừ các trường hợp để sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết mới.

Lời khuyên: Đối với các contactor trong quá trình sử dụng có dấu hiệu hư hỏng: bạn cần bảo hành ngay, nếu thiết bị hết bảo hành mình khuyên bạn nên thay thiết bị mới để đảm bảo an toàn cho người vận hành và hệ thống.

Kí hiệu thông dụng trên Contactor là gì?

Các kí hiệu AC1, AC2, AC3, AC4 trên thiết bị Contactor theo tiêu chuẩn IEC 60947-5/1 có ý nghĩa:

  • AC1: Dùng cho tải thuần trở, áp dụng cho các tải có hệ số công suất cos phi >= 0.95. Nếu bạn chưa hiểu hệ số công suất cos phi là gì có thể tham khảo bài viết: Hệ số công suất cos phi.
  • AC2: Dùng cho tải động cơ không đồng bộ ( KĐB) rotor dây quấn, áp dụng cho các contactor có dòng đóng cắt định mức bằng khoảng 2.5 lần dòng dòng định mức của động cơ.
  • AC3: Dùng đóng cắt cho tải động cơ KĐB rotor lồng sóc, áp dụng cho các contactor có dòng đóng cắt định mức bằng khoảng 5 – 7 lần dòng dòng định mức của động cơ.
  • AC4: Dùng cho tải động cơ không đồng bộ ĐCKĐB rotor lồng sóc, phanh hãm ngược – nhấp nhả.

Kí hiệu Contactor trong bản vẽ điện

Dưới đây là mạch động lực – điều khiển cho động cơ 3 pha bạn có thể tham khảo:

Mạch động lực contactor 3 pha điều khiển động cơ 3 pha

Mạch động lực contactor 3 pha điều khiển động cơ 3 pha

Mạch điều khiển contactor 3 pha thực tế

Mạch điều khiển contactor 3 pha thực tế

Hãng sản xuất Contactor

Tại thị trường Việt Nam có nhiều dòng sản phẩm của các hãng sản xuất Contactor khác nhau trải dài từ phân khúc giá tầm trung đến cao. Tùy theo yêu cầu, mục đính sử dụng và giá thành sản phẩm, bạn sẽ có những lựa chọn riêng cho mình. Dưới đây là gợi ý một số hãng sản xuất:

  • Contactor Siemens
  • Contactor Schneider
  • Contactor Mitsubishi
  • Contactor ABB
  • Contactor LS…

Video giới thiệu Contactor là gì? Giới thiệu Contactor 3RT Siemens

>>> Chuyên mục tham khảo: Kiến thức điện

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về thiết bị dịch vụ vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter

Sẻ chia cùng cộng đồng!
2 Responses to “Kiến thức điện tổng hợp về Contactor”
  1. beeteco 20/02/2020
  2. John Brooks 26/06/2020

Leave a Reply

error: Content is protected !!