Lưu đồ thuật toán PLC là gì? Ý nghĩa của lưu đồ trong lập trình PLC? Các kí hiệu và những đặc điểm cần lưu ý khi viết chương trình từ lưu đồ thuật toán!
Lưu đồ thuật toán PLC là gì?
là một sơ đồ mô tả toàn bộ quá trình xử lý của một hệ thống điều khiển. Nó giúp người lập trình kiểm tra tính khả thi của việc lập trình, nhanh chóng đưa ra những giải thuật để viết chương trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một quá trình có các bước xử lý tuần tự sẽ thích hợp khi sử dụng lưu đồ để thiết kế chương trình. Các bước trong lưu đồ được thực hiện theo một trình tự đơn giản.
Các kí hiệu dùng trong lưu đồ thuật toán
- Start/ Stop: Bắt đầu hoặc kết thúc 1 chương trình
- Operation: Khối thực thi công việc
- Decision: Khối quyết định lựa chọn ( đúng – sai, yes – no, 1 – 0…)
- I/O: Khối nhập – xuất dữ liệu
- Disk/ Storage: Khối dữ liệu
- Subroutine: Chương trình con
Trong các khối ở trên thì khối thực thi chương trình (Operation) và khối quyết định(Decision) thường được sử dụng nhiều nhất trong các ứng dụng lập trình của PLC, các khối khác chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Các khối được nối với nhau bằng các mũi tên nhằm chỉ ra các bước thực hiện tuần tự.
Chương trình PLC luôn bắt đầu bằng khối Start, kế đến là các khối, kiểm tra, xử lý và đưa ra kết quả. Thường thì chương trình được thực hiện một cách tuần tự, liên tục. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chương trình cũng kiểm tra khối Stop để dừng chương trình khi cần thiết.
Ý nghĩa của lưu đồ trong lập trình PLC?
Xây dựng lưu đồ thuật toán sẽ giúp bạn kiểm tra tính khả thi của việc lập trình, nhanh chóng đưa ra những giải thuật để viết chương trình một cách nhanh chóng và hiệu quả
Những đặc điểm cần chú ý khi viết lưu đồ thuật toán PLC
- Mô tả được quá trình hoạt động của hệ thống
- Xác định các hoạt động chính, vẽ thành các khối
- Xác định tuần tự vận hành, vẽ bằng các mũi tên
- Mỗi khối thực thi trong lưu đồ phải được đặt bằng một tên nhất định
- Khi tuần tự này thay đổi thì sử dụng các khối Decision để rẽ nhánh
- Giải thích hoạt động theo lưu đồ để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện lưu đồ trước khi bắt đầu viết chương trình.
Một lưu đồ có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Việc lựa chọn ngôn ngữ nào để viết là tùy thuộc vào sự thành thạo của người lập trình. Trong phạm vi tài liệu này, ngôn ngữ LAD được sử dụng để viết chương trình cho lưu đồ.
Một số đặc điểm cần lưu ý khi viết chương trình theo lưu đồ thuật toán PLC
- Quá trình chỉ được chuyển từ khối này đến khối khác chỉ được thực hiện khi thỏa mãn một số yêu cầu nhất định
- Khi chuyển đến khối hiện tại thì phải xóa trạng thái ở khối trước đó
- Chương trình thường được viết thành 2 đoạn: Đoạn chương trình chuyển trạng thái giữa các khối và đoạn chương trình thực thi trong từng khối để tác động ngõ ra.
Ví dụ cho lưu đồ thuật toán PLC
Ở trạng thái RESET hệ thống thì nước được xả ra bởi Outlet Valve và đóng ngõ vào bởi Inlet Valve.
Khi nhấn nút Start, bồn bắt đầu cho nước vào và tắt đường chảy ra.
Khi bồn đầy nước, hoặc nhấn nút Stop sẽ mở đường chảy ra và đóng đường chảy vào. Quá trình bắt đầu từ sau khi Reset hệ thống. Đầu tiên là mở van ngõ ra và đóng van ngõ vào. Tiếp theo, khối Decision sẽ chờ xem có nút nào được nhấn không. Nếu có nút được nhấn, theo nhánh Yes sẽ mở van vào và đóng van ra.
Tiếp theo đến một vòng gồm hai khối Decision để chờ đến khi bồn đầy hoặc nhấn nút Stop. Nếu một trong hai trường hợp xảy ra thì đóng van vào và mở van ra. Hệ thống sẽ quay lại để kiểm tra trạng thái nút Start lần nữa. Kết thúc lưu đồ thuật toán PLC!
>>> Bài viết không thể bỏ qua đối với ai muốn tìm hiểu về PLC: Lập trình PLC || #1 kiến thức tổng hợp về lập trình PLC
>>> Bài viết tham khảo: PLC Siemens
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về thiết bị dịch vụ vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!
Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!