Ứng dụng tính tiết diện dây dẫn trực tuyến!

[the_ad id=”2743″]

Nếu không load được ứng dụng, vui lòng truy cập: TẠI ĐÂY!

Phần mềm ứng dụng tính tiết diện dây dẫn theo công suất – dòng điện 1 pha và 3 pha trực tuyến áp dụng tính toán cho lưới điện hạ thế công nghiệp – dân dụng (gia đình). Ứng dụng được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC – TCVN áp dụng các công thức tính tiết diện dây dẫn và sụt áp lưới điện. Phương pháp chọn tiết diện dây: Nhiệt độ phát nóng cho phép kết hợp lựa chọn thiết bị bảo vệ – Thử lại bằng phương pháp sụt áp cho phép tối đa!

Thông số nguồn và tải

Quay lại bảng tính toán: TẠI ĐÂY!

Nguồn điện

I. 1 Nguồn điện: Ứng dụng tính tiết diện dây dẫn cho điện 1 pha và 3 pha. Trong thực tế có:

  • Nguồn điện 1 pha
  • Nguồn điện 2 pha
  • Nguồn điện 3 pha

Chúng ta biết đến và hay sử dụng điện 1 pha cho các ứng dụng dân dụng (gia đình), điện 3 pha được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp (1 phần nhỏ cho dân dụng). Nguồn điện 2 pha bắt gặp trong 1 số trường hợp nhất định nhưng không nhiều. Vì vậy trong ứng dụng này chỉ đề cập đến điện 1 pha3 pha!

Bạn có thể tìm hiểu thêm về điện 1 pha – điện 2 pha – điện 3 pha: TẠI ĐÂY!

Tần số

I. 2 Tần số: Tần số (f) là 1 thông số rất quan trọng với điện xoay chiều. Có 2 mức tần số hay được sử dụng là 50 Hz và 60 Hz. Tuy nhiên để phù hợp với lưới điện tại Việt Nam, ứng dụng tính toán trực tiếp này chỉ sử dụng tần số lưới 50 Hz! Bạn có thể tìm hiểu về Dòng điện và điện áp: Tại đây!

Khuyến nghị: Sử dụng tần số lưới 50 Hz với lưới điện tại Việt Nam!

Điện áp

I. 3 Điện áp: Chọn mức điện áp xoay chiều phù hợp với bài toán của bạn. Trong ứng dụng này có tất cả 6 mức điện áp là 220V – 230V – 240V – 380V – 400V – 690V. Bạn có thể chọn bất cứ mức điện áp nào, ứng dụng đều thực hiện tính toán. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn đúng mức điện áp để phép tính trở nên trung thực và thực tế hơn. Ví dụ: nếu bạn chọn điện áp 1 pha – bạn nên chọn mức: 220V, 230V, 240V… với điện áp 3 pha thì nên sử dụng mức 380V – 400V – 690V!

Tại Việt Nam sử dụng phổ biến với mức điện áp 380/220 V, 1 số ứng dụng về khai khoáng, hầm lò sử dụng mức điện áp 690/400 V. Xu thế với công trình dự án công nghiệp là 400/230 V.

Khuyến nghị: Sử dụng điện áp 1 pha 220V, 3 pha 380V!

Độ sụt áp lớn nhất

I. 4 Độ sụt áp lớn nhất: là (%) điện áp tổn hao lớn nhất trong ngưỡng được phép. Chúng ta biết rằng sụt áp càng lớn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như hư hại thiết bị điện, cháy nổ… Nguyên nhân chính dẫn đến sụt áp là do điện trở trên dây dẫn điện, đối với mỗi tải khác nhau sẽ cho phép mức tổn thất điện áp nhất định.

Với tải khách hàng hạ thế, mức sụt áp chung lớn nhất là 5 %, với khách hàng trung thế là 8 %.

Sụt áp lớn nhất được cho phép

Sụt áp lớn nhất được cho phép

Khuyến nghị: Để tiện cho việc tính toán chúng ta nên lấy mức sụt áp lớn nhất <= 5 %

Tải

I.5 Tải: Ứng dụng trực tuyến tính tiết diện dây dẫn này cung cấp cho bạn 3 lựa chọn: Công suất (kW), công suất biểu kiến (kVA), dòng điện của tải (A). Bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 đại lượng kể trên! Ứng dụng sẽ tự quy đổi giữa 3 đại lượng trên để đưa ra các tính toán tiếp theo!

Bạn có thể tìm hiểu thêm về công suất: TẠI ĐÂY!

Nhập giá trị tải

I. 6 Nhập giá trị tải: Bạn cần nhập giá trị tải tương ứng với lựa chọn ở mục I.5. Ví dụ bạn nhập giá trị 100, mục I.5 bạn chọn kW đồng nghĩa với việc bạn chọn tải có công suất 100 kW. Có 3 mức giới hạn giá trị tải gồm có:

  • Nhập giá trị tải (A): dòng điện nhập không vượt quá 800A, áp dụng cho cả điện 1 pha và 3 pha!
  • Nhập giá trị tải 1 pha (KVA/KW): nhập công suất theo đơn vị KVA hoặc KW với giá trị không vượt quá 150, áp dụng cho điện 1 pha!
  • Nhập giá trị tải 3 pha (KVA/KW): nhập công suất theo đơn vị KVA hoặc KW với giá trị không vượt quá 300, áp dụng cho điện 3 pha!

Khuyến nghị: Để phù hợp với tiết diện lớn nhất được cung cấp tại ứng dụng. Bạn nên nhập giá trị tải < 800 tương ứng với dòng điện (A) và <300 với các loại công suất (kW – kVA).

Nhập giá trị hệ số công suất

I. 7 Nhập giá trị hệ số công suất: hệ số công suất được khống chế trong giải từ (0 – 1). Với mỗi tải khác nhau sẽ có hệ số công suất khác nhau.

Khuyến nghị: Nên sử dụng hệ số công suất trung bình là 0.8!

Thông số dây cáp

Quay lại bảng tính toán: TẠI ĐÂY!

Vật liệu dẫn điện

II. 1 Vật liệu dẫn điện: Có rất nhiều vật liệu có thể dẫn điện như: đồng, nhôm, sắt, vàng, bạc, hợp kim… tuy nhiên để phù hợp với chi phí sản xuất và độ bền cơ học… trên thị trường thường sử dụng 2 loại vật liệu dẫn điện chính là: đồng (Cu) và nhôm (Al). Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 loại kể trên!

Vật liệu cách điện – nhiệt

II. 2 Vật liệu cách điện – nhiệt: Vào thời điểm cách đây chục năm, không hiếm để bắt gặp những đường dây điện trần( không vỏ bọc) ở lưới điện phân phối hạ áp. Tuy nhiên ngày nay nó đã không còn được sử dụng vì nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề an toàn điện. Ứng dụng tính tiết diện dây dẫn không đề cập đến loại dây này.

Trong ứng dụng bạn có thể lựa chọn 1 / 4 tùy chọn với 2PVC, 3 PVC, 2XLPE/ EPR, 3 XLPE/ EPR kèm theo 2 giá trị 70 và 90 oC (chỉ nhiệt độ hoạt động cho phép của lõi dẫn điện. Với cách điện – nhiệt PVC thường dùng cho dây điện bình thường, loại XLPE/ EPR được dùng cho cáp điện!

Một số loại vật liệu cách điện - nhiệt

Một số loại vật liệu cách điện – nhiệt

Bạn có thể phân biệt dây và cáp điện: TẠI ĐÂY!

Chiều dài dây điện / cáp

II. 3 Chiều dài dây điện / cáp: Như đã trình bày ở mục I. 4 Sụt áp tối đa (.Max), dây cáp dẫn điện càng dài, điện trở càng lớn dẫn đến hiện tượng sụt áp! Để giảm sụt áp cần tăng tiết diện dây cáp dẫn điện!

Khuyến nghị: Ứng dụng tính toán giới hạn chiều dài dây cáp dẫn điện .Max = 500 m!

Phương pháp lắp đặt

Quay lại bảng tính toán: TẠI ĐÂY!

Cách đặt dây (k1)

III. 1 Cách đặt dây (k1): Tham chiếu các cách đặt dây / cáp theo bảng sau:

Các trường hợp đặt dây - cáp trong hệ thống điện hạ áp

Các trường hợp đặt dây – cáp trong hệ thống điện hạ áp

Phân biệt dây – cáp đơn lõi và đa lõi:

Cáp đơn lõi và cáp đa lõi

Đơn lõi và đa lõi

Khuyến nghị: Đối với các ứng dụng nhà ở dân sinh, nên chọn cách đặt dây B3, với các ứng dụng công nghiệp nên chọn cách đặt dây E hoặc F!

Số lượng dây đặt kề nhau

III.2 Số lượng dây đặt kề nhau: Hai mạch được gọi là đặt kề nhau khi khoảng cách L giữa 2 dây nhỏ hơn 2 lần đường kính dây cáp lớn nhất của 2 dây cáp nói trên! Ảnh hưởng tương hỗ của 2 mạch gần nhau là 1 trong số các nguyên nhân được xét đến để tính tiết diện dây dẫn!

 

Ví dụ xác định tiết diện dây dẫn

Ví dụ xác định tiết diện dây dẫn

Ví dụ ở hình vẽ trên có:

  • 1 cáp 3 pha 3 lõi (kí hiệu là 1)
  • 3 cáp 1 pha (kí hiệu là 2)
  • 6 cáp 1 pha (kí hiệu là 3)

Vì mạch số 3 chứa 2 dây cáp cho mỗi pha nên số lượng dây đặt kề nhau trên 1 hàng là 5!

Nhiệt độ môi trường

III. 3 Nhiệt độ môi trường: là môi trường xung quanh dây cáp điện đang hoạt động! Nhiệt độ là 1 yếu tố rất quan trọng để xác định tính tiết diện dây dẫn. Nhiệt độ môi trường làm việc càng cao thì tiết diện dây cáp càng lớn!

Khuyến nghị: Đối với các ứng dụng dân sinh nên chọn nhiệt độ từ 30 – 35 oC, với các công trình công nghiệp thì căn cứ vào từng khu vực để xác định (nên chọn 25 oC)!

Tính I’z (A)

I’z (A) là dòng tải mới sau khi đã tính đến các hệ số ảnh hưởng đến việc tính tiết diện dây dẫn! Giá trị này có thể coi như dòng làm việc tối đa lâu dài của dây cáp điện!

Kết quả

Quay lại bảng tính toán: TẠI ĐÂY!

Nút kết quả

Sau khi điền đầy đủ thông số ở trang 1/2 (đảm bảo nhập đúng giới hạn cho phép), nhấn vào nút “KẾT QUẢ” cuối trang 1/2 để chuyển sang trang 2/2. Lưu ý: Nếu bạn chưa nhập hết hoặc nhập sai các thông số ở trang 1/2 thì bảng kết quả sẽ không hiện ra!

Nút nhập lại

Ấn vào nút “NHẬP LẠI” để quay lại trang 1/2, sau khi thay đổi các thông số ở trang 1/2 để xem lại kết quả, bạn cần làm theo mục trình bày phía trên!

Bảng kết quả

Bảng kết quả gồm các thông số sau:

  • Tiết diện dây pha (1P)
  • Số dây
  • Tiết diện dây trung tính (N)
  • Số dây
  • Tiết diện dây tiếp địa (PE)
  • Số dây
  • Sụt áp
  • % sụt áp
  • Điện áp tại tải

Ví dụ: Tiết diện dây pha (1P) là 10 mm2, số dây là 2 sẽ có 2 trường hợp:

Nếu lựa chọn ở trang 1/2: “Nguồn điện 1 pha” thì dây 1 pha sẽ gồm 2 dây song song, mỗi dây có tiết diện 10mm2!

Nếu lựa chọn ở trang 1/2: “Nguồn điện 3 pha” thì dây 1 pha sẽ gồm 2 dây song song, mỗi dây có tiết diện 10mm2! 3 dây pha sẽ có tất cả: 3 x (2 x 10mm2)!

Với cả điện 1 pha và 3 pha đều có 1 dây trung tính , vì vậy tiết diện của dây này là 1 x (Số dây mắc song song x tiết diện dây trung tính (N)).

Tương tự, với cả điện 1 pha và 3 pha đều có 1 dây tiếp địa , vì vậy tiết diện của dây này là 1 x (Số dây mắc song song x tiết diện dây tiếp địa (PE)).

LỖI (ERROR)

Lỗi (ERROR): Giá trị vượt mức cho phép! Bạn cần giảm chiều dài dây hoặc giảm giá trị tải! Lỗi này xảy ra khi bạn nhập các số liệu vượt quá giới hạn tính tiết diện dây dẫn, có 2 cách để khắc phục:

  • Giảm giá trị tải (Mục I.6)
  • Giảm chiều dài dây dẫn (Mục II.3)

LỖI (ERROR)-1!: Giá trị dưới mức cho phép với lựa chọn (F – XLPE/PR 90oC đơn lõi)! Bạn cần nâng cao giá trị tải! Lỗi này xảy ra do lựa chọn cách lắp đặt dây kiểu F với loại cáp XLPE/PR 90 oC đơn lõi, áp dụng với dòng điện I’z (A) >=135 A (đồng) và >=100A (nhôm). Cách khắc phục:

  • Tăng giá trị tải (Mục I.6)

Tài liệu tính tiết diện dây dẫn

Tham khảo tài liệu tính tiết diện dây dẫn, tính sụt áp, tính ngắn mạch, chọn thiết bị bảo vệ Aptomat (CB), cầu chì… theo tiêu chuẩn IEC: TẠI ĐÂY!

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn về thiết bị dịch vụ … vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter

Sẻ chia cùng cộng đồng!

Leave a Reply

error: Content is protected !!