Các bước lập trình PLC căn bản nhất cho người mới! #8 bước không thể bỏ qua với kỹ sư lập trình PLC! (PLC Siemens S7 200, S7 300, S7 400, Logo, PLC Mitsubishi, PLC Delta…)
Bài toán lập trình PLC
Để các bạn dễ hiểu, mình sẽ lấy 1 ví dụ đơn giản để đi qua các bước mình sẽ cùng phân tích nhé!
Điều khiển 2 quạt (1.5KW -220V) làm mát động cơ theo nguyên lý:
- Nhấn công tắc ON để khởi động quá trình
- Nhấn công tắc 1: Cả 2 quạt hoạt động
- Nhấn công tắc 2: Quạt 1 hoạt động 5 phút, tiếp theo quạt 2 hoạt động 5 phút, quá trình luôn phiên nhau
- Nhấn công tắc Off bất cứ lúc nào để đừng quá trình
Các bước lập trình PLC
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài toán
Công việc đầu tiên đối với 1 người lập trình PLC đó là đọc và phân tích yêu cầu bài toán! Nếu bước đầu tiên bạn không thực hiện thì các bước kế sau sẽ không có ý nghĩa!
Tìm hiểu kỹ yêu cầu bài toán, người lập trình phải tìm hiểu kỹ các yêu cầu công nghệ mà bài toán đặt ra. Trong thực tế khi đi vào làm việc, khách hàng sẽ đặt ra cho bạn bài toán và các yêu cầu kèm theo. Tuy nhiên khách hàng không hẳn là 1 người lập trình bạn phải biết bổ sung thêm những yêu cầu còn thiếu hoặc loại bỏ những yêu cầu thừa để giải quyết bài toán tối ưu nhất!
Ở ví dụ trên, bài toán là: Điều khiển hoạt động của 2 quạt làm mát động cơ và yêu cầu chỉ ra rất rõ với các chế độ làm việc của bài toán!
Bước 2: Xác định tất cả các đầu vào ra cho hệ thống
Dựa theo yêu cầu đã phân tích ở bước 1, bạn có thể liệt kê ra 1 bảng danh sách các đầu vào, đầu ra cho bài toán ( bao gồm các đầu vào ra số hoặc tương tự)
Ở ví dụ trên, mình có thể liệt kê các đầu vào – ra gồm:
- Đầu vào: Công tắc ON – OFF, công tắc 1, công tắc 2.
- Đầu ra: quạt 1, quạt 2
Bước 3: Xác định cấu trúc phần cứng (mạch điều khiển, mạch động lực)
Lựa chọn thiết bị: (Các IO vào ra của PLC lựa chọn phải lớn hơn hoặc bằng IO phân tích từ bài toán) từ số lượng cổng vào ra, mức độ quy mô bài toán và yêu cầu riêng của khách hàng… sẽ chọn ra loại PLC và các thiết bị phụ trợ khác như nguồn cấp, module mở rộng IO, rơ le…
Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển cho bài toán: Phần này dựa vào các thông số ở bước 2 cũng như các thông tin khác có thể do khách hàng cung cấp để bạn tính toán cho phù hợp nhé!
Ở ví dụ trên có 4 đầu vào và 2 đầu ra, công việc của bạn là chọn loại PLC nào phù hợp. Ở đây mình đang có sẵn phần mềm Step 7 Pro lập trình cho PLC Siemens S7 300/ S7 400 nên mình chọn luôn PLC S7300 nhé!
Lưu ý: Ở đây là lập trình mô phỏng nên mình chọn vậy chứ thực tế mà chọn con S7300 thì bỏ tiền túi ra bù cho khách các bạn nhé!
Yêu cầu bài toán: Công suất mỗi quạt là 1.5 KW – AC220V, từ đó bạn tính ra được dòng tiêu thụ của mỗi quạt xấp xỉ 9A, nếu bạn dùng cổng DO (cổng đầu ra số) PLC điều khiển trực tiếp tải trên, thì bạn xác định mua bộ PLC mới là vừa nhé! Với ví dụ này mạch điều khiển và động lực như ảnh dưới nhé!
Bước 4: Xây dựng lưu đồ thuật toán
Xây dựng lưu đồ thuật toán sẽ giúp bạn kiểm tra tính khả thi của việc lập trình, nhanh chóng đưa ra những giải thuật để viết chương trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mình sẽ đưa ra lưu đồ thuật toán của ví dụ trên như sau:
Bước 5: Khai báo biến trong bảng Symbols và lập trình.
Từ lưu đồ thuật toán ở bước 4 mình sẽ viết chương trình cho bài toán trong phần mềm hỗ trợ PLC, tùy theo từng dòng PLC mà có các phần mềm lập trình khác nhau. Bạn đừng bỏ qua bảng Symbols nhé, nó không chỉ giúp bạn tránh nhầm lẫn mà còn giúp dễ dàng hơn trong quá trình vận hành sau này.
Đây là bảng Symbols đơn giản bạn có thể tham khảo:
Chương trình cho yêu cầu từ ví dụ trên:
Bước 6: Kiểm tra mô phỏng chương trình
Sau khi lập trình xong, bạn cần kiểm tra chạy thử chương trình bằng các phần mềm mô phỏng. Nếu quá trình kiểm tra phát sinh lỗi, bạn quay về bước 5 để kiểm tra nhé!
Bước 7: Đấu nối vận hành thực tế và kiểm tra lỗi
Đầu tiên bạn cần nạp chương trình xuống PLC thật. Sau đó bạn sẽ đi vào đấu nối phần cứng của bài toán, nếu quá trình đấu nối phát sinh lỗi, bạn cần quay lại bước 3 ( các bước lập trình PLC căn bản nhất) để kiểm tra xem đã đấu nối đúng theo sơ đồ mạch điều khiển – động lực chưa! Hoàn tất vận hành và kiểm tra lỗi chương trình phần cứng và phần mềm xong bạn chuyển sang bước cuối cùng nhé!
Bước 8: Bàn giao và lưu trữ chương trình.
Sau 1 quá trình làm việc vất vả trải qua các bước lập trình PLC, công việc cuối cùng là nghiệm thu và chuyển giao công nghệ cho khách hàng, bạn đừng quên lưu lại 1 file chương trình để sau này nếu có sự cố bạn còn có code để bảo hành, bảo trì cho khách hàng!
Trong các bước lập trình PLC kể trên bạn thấy khó khăn ở phần nào nhất hãy comments phía dưới để mọi người cùng tư vấn nhé! Chúc các bạn thành công!
>>> Bài viết không thể bỏ qua đối với ai muốn tìm hiểu về PLC: Lập trình PLC || #1 kiến thức tổng hợp về lập trình PLC
>>> Bài viết tham khảo: PLC Siemens
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về thiết bị dịch vụ vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!
Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!
chào ad em xem bài toán trên có 1 câu hỏi ạ.là bài toán có 2 chế độ tương ứng 2 nút bấm.vậy nếu sau khi bấm ON để khởi động và sau đó ấn nút ấn 2 k bấm nút 1 thì lưu đồ thuật toán trên có vấn đề gì không ạ.
Hi bạn,
Rất cảm ơn b đã phản hồi, do sai sót trong quá trình upload, mk đã kiểm tra và cho ae up lại, bạn xem lại lưu đồ thuật toán đúng nhé!
em muon học plc si men
mình nuốn học plc simen