Công thức tính điện trở và điện trở suất? Công thức tính điện trở dây dẫn điện? Điện trở là gì? Điện trở suất là gì? Cách đọc điện trở từ bảng màu điện trở. Định luật Ôm? Giải bài tập điện!
Điện trở là gì?
Điện trở là một đại lượng vật lý, nó đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật liệu. Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện.
Phân loại điện trở
Điện trở có nhiều cách phân loại khác nhau, ở đây mình sẽ liệt kê 1 số loại chính nhé!
Điện trở phân theo công suất
- Điện trở công suất nhỏ
- Điện trở công suất trung bình
- Điện trở công suất lớn
Điện trở phân theo mục cách đấu nối
- Điện trở dán
- Điện trở hàn
- Điện trở thanh
Điện trở phân theo giá trị
- Điện trở không đổi: là loại điện trở không hoặc ít thay đổi giá trị trong quá trình sử dụng. Loại này thường có giá trị cố định theo nhà sản xuất.
- Biến trở: loại thay đổi được giá trị điện trở.
Công thức tính điện trở:
Định luật Ohm cho đoạn mạch:
Trong đó:
- R là điện trở của vật liệu, đơn vị Ohm (Ω)
- U là hiệu điện thế giữa hai đầu vật liệu, đơn vị Volt (V)
- I là cường độ dòng điện chạy qua vật liệu, đơn vị Ampe (A)
Bài viết chi tiết: Định luật Ohm toàn mạch
Công thức tính điện trở mắc nối tiếp:
Công thức tính điện trở mắc song song:
Công thức tính nhanh 2 điện trở, 3 điện trở mắc song song:
Điện trở suất là gì?
Điện trở suất là của một chất được định nghĩa bởi điện trở của một khối chất có chiều dài 1 mét và tiết diện 1 m2 , kí hiệu của điện trở suất là ρ, đơn vị Ohm.mét (Ω.m)
Công thức tính điện trở suất:
Trong đó:
- L là chiều dài khối chất, đơn vị mét (m)
- S là tiết diện ngang khối chất, đơn vị mét vuông (m2)
- R là điện trở khối chất, đơn vị Ohm (Ω)
Bảng màu điện trở
Cách đọc điện trở
Khi cầm 1 con điện trở trên tay bạn chưa biết cách đọc như thế nào? Thật đơn giản chỉ cần bạn không phải ” mù màu ” thì áp vào bảng màu phía trên bạn sẽ đọc được ngay. Trên điện trở thường có loại 4 vạch màu và 5 vạch màu (mình sẽ hướng dẫn phía dưới).
Lưu ý: Điện trở có 2 đầu vậy bạn sẽ đọc điện trở từ đầu nào? Các bạn chú ý phần khoanh màu tím dưới ảnh, vạch sai số sẽ xa vạch kế nó hơn vì vậy bạn sẽ đọc từ đầu ngược lại theo mũi tên!
Điện trở 4 vạch màu
- Vạch màu thứ nhất: Giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Giá trị sai số của điện trở
Ví dụ: Ở hình trên, điện trở 1 có 4 vạch lần lượt nâu (1), đen (0), lục (10^5), hoàng kim (5%). Vậy giá trị điện trở R = 10 x 10^5 = 10^6 (Ohm) sai số (+-) 5%
Điện trở 5 vạch màu
- Vạch màu thứ nhất: Giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 5: Giá trị sai số của điện trở
Ví dụ: Ở hình trên, điện trở 2 có 5 vạch lần lượt nâu (1), đen (0), đen (0), đen (10^0), nâu (1%). Vậy giá trị điện trở R = 100 x 10^0 = 100 (Ohm) sai số (+-)1%
Giải bài tập điện
Ví Dụ: Tính điện trở của khối vật dẫn làm bằng Cu hoặc Al, chiều dài 2 m và tiết diện 0.1m2?
Giải
Với khối chất làm bằng Cu có điện trở suất ρ = 1,72 x 10-8 (Ω.m)
- Thay vào công thức: R = ( ρ. L ) / S = ( 1,72 x 10-8 . 2 ) / 0.1 = 3,44 x 10-7 (Ω)
- Với khối chất làm bằng Al có điện trở suất ρ = 2,82 x 10-8 (Ω.m), ta tính tương tự!
Bài viết hữu ích: Kiến thức tổng hợp về Tụ điện!
>>> Chuyên mục tham khảo: Kiến thức điện
>>> Bài viết tham khảo: Kiến thức tổng hợp về dòng điện – điện áp
>>> Bài viết tham khảo: Tổng hợp kiến thức về công suất bạn cần biết!
>>> Bài viết tham khảo: Cách truyền điện năng đi xa hiệu quả!
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc, câu hỏi hay cần tư vấn về thiết bị dịch vụ… vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!
Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!