Yêu cầu về chất lượng điện tại Việt Nam QCVN: 2015/BTC

Các yêu cầu về chất lượng điện lưới: điện áp, hệ số công suất, sóng hài, tần số, sự nhấp nháy điện áp, dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố… trích nguồn: QCVN: 2015/BCT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN “National Technical Regulation on Electric Power Technical”, phần 1: Hệ thống lưới điện.

Yêu cầu về chất lượng điện

Điện áp

Điện áp danh định: Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện bao gồm 500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 15kV, 10kV, 6kV và 0,4kV.

Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau:

  • Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%;
  • Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và -5%.

Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và –10% so với điện áp danh định;

Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ±10% so với điện áp danh định.

Hệ số công suất

  • Nhà cung cấp điện năng phải bảo đảm hệ số công suất cosϕ ≥ 0,85 tại điểm đo của bên mua điện có công suất từ 80 kW trở lên hoặc có máy biến áp từ 100 kVA trở lên.
  • Trong trường hợp cosϕ < 0,85 do tải của hộ sử dụng điện thì hộ sử dụng điện phải có biện pháp bảo đảm hệ số công suất cosϕ ≥ 0,85.
  • Trong trường hợp hộ sử dụng điện có khả năng phát công suất phản kháng vào hệ thống điện thì 2 bên sẽ thỏa thuận về mua bán công suất phản kháng.

Tần số

Tần số danh định của hệ thống điện quốc gia là 50Hz.

  • Trong chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện, tần số được phép dao động từ 49,8Hz đến 50,2Hz.
  • Trong trường hợp sự cố đơn lẻ được phép dao động từ 49,5Hz đến 50,5Hz.
  • Trong trường hợp hệ thống điện quốc gia bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trong trạng thái khẩn cấp, cho phép tần số hệ thống điện dao động trong khoảng từ 47Hz cho đến 52Hz.

Sóng hài

Giá trị lớn nhất cho phép đối với độ méo điện áp (Tính bằng phần trăm (%) của điện áp định mức) gây ra bởi các thành phần của các sóng hài đối với điện áp 110kV, 220kV và 500kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.

Giá trị lớn nhất cho phép đối với tổng độ méo của phụ tải (Tính bằng phần trăm (%) của dòng điện định mức) đối với điện áp 110kV, 220kV và 500kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.

Tổng độ méo sóng hài (THD) được xác định là tỷ số của điện áp hiệu dụng của hàm lượng sóng hài và giá trị hiệu dụng của điện áp cơ bản, biểu diễn bằng phần trăm.

Công thức tính tổng độ méo sóng hài của điện áp

Công thức tính tổng độ méo sóng hài của điện áp

Tổng độ méo sóng hài của điện áp ở điểm nối bất kỳ không được vượt quá những giá trị giới hạn cho trong bảng sau.

Độ biến dạng sóng hài điện áp

Độ biến dạng sóng hài điện áp

Cho phép đỉnh nhọn điện áp bất thường trên lưới điện phân phối trong thời gian ngắn vượt quá tổng mức biến dạng sóng hài quy định trong bảng trên, nhưng không được gây hư hỏng thiết bị của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.

Sự nhấp nháy điện áp

Trong điều kiện bình thường, giá trị độ nhấp nháy điện áp tại điểm đấu nối bất kỳ không được vượt quá giá trị giới hạn cho trong bảng sau.

Giới hạn độ nhấp nháy điện áp

Giới hạn độ nhấp nháy điện áp

Tại điểm đấu nối của lưới điện đến 1kV với lưới điện đến 35kV, độ nhấp nháy điện áp thời gian ngắn (Pst) không được vượt quá 0,9 và độ nhấp nháy điện áp thời gian dài không được vượt quá 0,7 căn cứ tiêu chuẩn IEC1000-3-7.

Dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố

Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố của hệ thống điện được quy định trong bảng sau:

Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố

Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố

Trường hợp một số khu vực trong hệ thống điện có dòng ngắn mạch lớn nhất lớn hơn mức quy định trong bảng trên thì phải có biện pháp giảm đến mức quy định. Trường hợp không thể giảm được đến mức quy định thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Chuyên mục tham khảo: Kiến thức điện

Tiêu chuẩn thiết kế mới: TCVN 9206 : 2012 – Tiêu chuẩn thiết kế điện

Tiêu chuẩn cũ: Tiêu chuẩn thiết kế: 20 TCN 27-91 – PDF

Bài viết tham khảo: Yêu cầu về chất lượng điện tại Việt Nam QCVN: 2015/BTC

Bài viết tham khảo: Các khái niệm về hệ thống điện lưới quốc gia || QCVN

Bài viết tham khảo: Tổng hợp kiến thức về công suất – hệ số công suất bạn cần biết!

Bài viết tham khảo: Tổng hợp kiến thức về dòng điện và điện áp!

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về thiết bị dịch vụ vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter

Sẻ chia cùng cộng đồng!

Leave a Reply

error: Content is protected !!